Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc tiếng Anh chinh phục mọi nhà tuyển dụng
Rất nhiều người cảm thấy lo lắng khi đối mặt với những buổi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh vì không tự tin vào khả năng giao tiếp tiếng Anh của mình. Vì vậy, tham khảo lời khuyên từ những người đi trước chính là việc nhất thiết phải làm. Dưới đây Topica sẽ đưa ra một số kinh nghiệm phỏng vấn bằng tiếng Anh khi xin việc bạn nên “bỏ túi” ngay cho mình.
Xem thêm:
- Trọn bộ hướng dẫn kỹ năng phỏng vấn bằng tiếng Anh
- 11 câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh thường gặp và mẫu trả lời hay nhất
1. Chủ động chào hỏi trước khi bắt đầu phỏng vấn
Đừng chờ đợi nhà tuyển dụng hỏi thì mới trả lời một cách bị động. Hãy phá bỏ vòng an toàn với những lời giới thiệu bản thân nhàm chán bằng cách bắt đầu với lời chào nhà tuyển dụng một cách lịch sự và chuyên nghiệp nhất.
Đây là cơ hội để bạn thể hiện mình là người tích cực, chủ động, hăng hái trong mọi tình huống. Ấn tượng ban đầu vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến những suy nghĩ sau đó. Chắc chắn việc này sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt phía công ty tuyển dụng trước khi phỏng vấn.
Xem thêm: 11 câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh và câu trả lời khiến nhà tuyển dụng ưng ý
2. Chuẩn bị kỹ trước câu hỏi khởi động
Hầu hết tất cả các buổi phỏng vấn đều bắt đầu bằng 1 phút giới thiệu về bản thân như: giới thiệu chung, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, mục tiêu nghề nghiệp,…Vì vậy, kinh nghiệm phỏng vấn cơ bản là nên chuẩn bị trước những câu hỏi luôn lặp lại này sẽ rất cần thiết. Luyện tập kĩ càng để có thể trả lời tự nhiên nhất, đừng tỏ ra mình đang cố học thuộc. Sẽ rất bất lợi nếu như ngay từ câu hỏi đầu tiên mà bạn trả lời cụt ngủn. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm một số yếu tố hài hước để tạo không khí thoải mái ban đầu.
3. Trả lời lưu loát, đúng trọng tâm
Với mỗi câu hỏi từ nhà tuyển dụng, bạn cần đưa ra câu trả lời ngắn gọn, súc tích và đúng vấn đề. Mục đích của mọi câu hỏi của nhà tuyển dụng là để xem bạn có phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển hay không. Thế nên, dù gặp những câu hỏi kiểu…khởi động như “Introduce something about yourself” (hãy giới thiệu về bản thân bạn), bạn chỉ nên nói về bản thân, những thế mạnh, kinh nghiệm liên quan đến công việc, chứ không kể lể về thông tin sở thích hay gia đình quá nhiều.
Trong khoảng thời gian đó, bạn hoàn toàn có thể đề cập đến những ý tưởng tâtđắt giá hơn như năng lực bản thân, định hướng công việc, thế mạnh và sở trường… Rất dễ để bạn lạc đề, hoặc trả lời lan man nếu như bạn không bình tĩnh hoặc sẵn sàng xử lý tình huống được đặt ra. Hãy đưa ra câu trả lời rõ ràng nhưng ngắn gọn, hãy giải thích cách bạn xử lý tình huống, và hãy mô tả kết quả đạt được.
Một vấn đề cần lưu ý là bạn nên trả lời một cách lưu loát và tự nhiên hết sức có thể. Để làm được điều này, bạn cần luyện tập phát âm tiếng Anh và giao tiếp tiếng Anh thường xuyên để tự tin hơn.
4. Chủ động phát triển câu trả lời
Rất nhiều ứng viên trong buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh thường vì quá lo lắng mà chỉ trả lời ngắn gọn kiểu “có – không” – “yes – no”. Việc nhà tuyển dụng hỏi liên tục mà bạn chỉ trả lời “Không ạ”, “Vâng ạ”, “Em có ạ” thực sự sẽ khiến bạn tạo hình ảnh còn non nớt, thiếu chuyên nghiệp trong nghề và nhàm chán, và không có thiện chí khi phỏng vấn. Thay vì chỉ trả lời “Yes” hoặc “No”, hãy tự kể thêm về bản thân mình “Yes! Let me explain more…(Đúng vậy! Để tôi giải thích rõ hơn…).
5. Chứng minh năng lực bằng con số cụ thể
Nhà tuyển dụng sẽ không tin bạn là người có chuyên môn nếu bạn chỉ khẳng định bằng câu nói một các chung chung “I’m really good at marketing.” Để thuyết phục cho năng lực ấy, hãy chứng minh chiến lược kinh doanh nào của bạn đã thành công, nó mang lại thành tựu ra sao cho công ty, ví dụ như một chiến lược marketing hay kinh doanh mang lại 1 tỷ VND doanh thu,… Bạn nên trình bày dẫn chứng với số liệu cụ thể, ví dụ như:
- I have proved my…in one instance. That is when…(tôi đã chứng minh khả năng…của mình trong một trường hợp là…)
- One perfect example / exemplar is…(một ví dụ điển hình là…)
5. Hãy đặt câu hỏi lại nhà tuyển dụng
Rất nhiều người bỏ qua khi nhà tuyển dụng hỏi lại rằng “Do you have any question?” (Bạn có câu hỏi nào không?) mà quên mất rằng việc đặt câu hỏi là một cách đơn giản để thể hiện tư duy phản biện của mình. Đây chính là cơ hội để bạn làm rõ về yêu cầu công việc của vị trí và thể hiện thêm năng lực của bản thân.
Một số câu hỏi bạn có thể tham khảo như:
- What are the day-to-day responsibilities of this job? (Trách nhiệm hằng ngày của công việc này là gì?)
- How will my responsibilities and performance be measured? By whom? (Trách nhiệm và sự thể hiện của tôi sẽ được đánh giá thế nào? Bởi ai?)
- What skills and experiences would make an ideal candidate? (Kỹ năng và kinh nghiêm thế nào để trở thành ứng cử viên lý tưởng? )
- What is the company’s plan for the next five years, and how does this department fit in? (Kế hoạch 5 năm tới của công ty là gì, và phòng/ban này sẽ phù hợp như thế nào?)
- Could you describe your company’s management style and the type of employee who fits well within it? (Anh có thể mô tả phong cách quản lý của công ty và kiểu nhân viên nào sẽ hòa hợp tốt với phong cách đó không?)
6. Những điều không được mắc phải khi phỏng vấn xin việc
- Đừng đến muộn, đừng để nhà tuyển dụng phải đợi bạn.
- Không nên nói xấu công ty cũ. Đó chỉ chứng tỏ bạn là người thô lỗ vì người phỏng vấn không thể hiểu hết được câu chuyện của bạn. Nhà tuyển dụng sẽ nghĩ trong tương lai, bạn có thể sẽ có hành động tương tự.
- Không nên tỏ ra quá tài giỏi và kiêu ngạo. Hãy tỏ ra mình có năng lực nhưng vẫn ham muốn học hỏi.
- Lựa chọn trang phục phù hợp với văn hóa công ty.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm thấy cho mình những kinh nghiệm phỏng vấn tiếng Anh hữu ích để tự tin chinh phục mọi nhà tuyển dụng khó tính. Đừng để khả năng tiếng Anh hạn chế cản trở con đường nghề nghiệp của bạn. Hãy rèn luyện tiếng Anh ngay hôm nay với TOPICA Native – giải pháp học tiếng Anh online dành cho người đi làm bận rộn hiệu quả nhất hiện nay.