Chỉ cần nắm vững 3 bí kíp này, chắc chắn bạn sẽ sử dụng thành thạo tiếng Anh chuyên ngành Kiến trúc
Là dân kỹ thuật, hẳn tiếng Anh luôn là một trở ngại lớn khiến bạn bối rối và gặp trắc trở trên con đường thăng tiến của mình. Thực tế cho thấy rằng, phần lớn dân kỹ thuật thường có chuyên môn tốt, được đào tạo bài bản trong trường Đại học nhưng lại thiếu kiến thức về tiếng Anh. Ngày này, rất nhiều công ty, tập đoàn lớn trả lương cao gấp đôi, thậm chí gấp ba cho vị trí kiến trúc sư nếu họ có bằng cấp ngoại ngữ. TOPICA Native xin gửi đến bạn 3 bí kíp học tiếng Anh chuyên ngành Kiến trúc cực kỳ hiệu quả, hỗ trợ bạn có được thu nhập mong ước và cơ hội sự nghiệp rộng mở.
Xem thêm:
- Cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả nhất
- Cách luyện nghe tiếng Anh giao tiếp hiệu quả cho người mới bắt đầu
1/ Gợi ý một số cách học tiếng Anh chuyên ngành Kiến trúc hiệu quả
Học tiếng Anh từ gốc đến ngọn
Ngôn ngữ là một hệ thống kiến thức bài bản và các phần kiến thức liên quan chặt chẽ với nhau. Do đó, bạn không thể học bằng cách học rời rạc từng phần, chỉ cần mất một vài phần kiến thức thôi, bạn sẽ không thể học tiếp được. Tiếng Anh chia làm nhiều phần, mảng như các thì trong tiếng Anh (hiện tại đơn, quá khứ đơn, tương lai đơn; hiện tại tiếp diễn, quá khứ tiếp diễn, tương lai tiếp diễn,…), từ loại trong tiếng Anh (danh từ, động từ, tính từ,…),… cùng rất nhiều các từ vựng, cấu trúc câu theo chủ đề. Nếu bạn chỉ học từ loại mà không quan tâm đến các thì, bạn sẽ không thể kể được một câu chuyện hoàn chỉnh bằng tiếng Anh. Tương tự, nếu bạn chỉ biết từ vựng mà không học ngữ pháp thật kỹ lưỡng, có thể bạn sẽ giao tiếp được, nhưng việc viết và đọc sẽ tương đối khó khăn vì không nắm vững ngữ pháp.
Vì vậy, khi học tiếng Anh, ai cũng cần nắm vững ngữ pháp và tối thiểu 500 từ vựng cơ bản dùng trong các tình huống giao tiếp. Đó là nền tảng giúp bạn học chuyên sâu về tiếng Anh chuyên ngành Kiến trúc sau này.
Vui học tiếng Anh, đẩy lùi áp lực
Khi học, làm việc hay tìm hiểu về kiến thức mới, tâm lý vui thích là điều đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn rằng, rất nhiều người cảm thấy áp lực và hoang mang khi bắt đầu học tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành. Chính suy nghĩ tiêu cực về tiếng Anh khiến không ít người từ bỏ ngay khi chưa bắt đầu. Vậy giải pháp nào để khắc phục tâm lý khó chịu này?
Trước tiên, mỗi khi học tiếng Anh, thay vì suy nghĩ “Khó lắm, không học được đâu”, bạn cần chuyển hướng thành “Để xem hôm nay mình học thêm được điều gì mới nào”. Tâm lý này sẽ giúp bạn thoải mái tiếp cận với kiến thức mới một cách nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
Ngoài việc học các kiến thức ở trung tâm hoặc những chương trình học online, bạn nên rèn luyện tiếng Anh qua việc xem phim, nghe nhạc, về bất kỳ chủ đề nào bạn thích. Việc xem phim, nghe nhạc sẽ giúp bạn “thay đổi không khí” sau những giờ học nhàm chán và căng thẳng qua sách vở. Đây cũng là cách dễ dàng giúp học ngữ âm, ngữ điệu khi nói, khiến bạn nói hay và tự nhiên hơn. Với những bạn chưa quen xem phim, nghe nhạc Âu – Mỹ thì cách này khá khó để làm quen lúc ban đầu. Bạn có thể bắt đầu từ việc chọn thể loại phim mình thích: hài tình cảm, tình cảm, kinh dị,… Sau đó, bạn hãy thử xem với phụ đề tiếng Việt trước. Khoảng 1-2 tuần tiếp theo, hãy thử bật và tập xem với phụ đề tiếng Anh. Chính bạn sẽ nhìn thấy sự tiến bộ về khả năng “nhái giọng” và ngữ điệu qua từng bộ phim đó.
TOPICA NativeX – Học tiếng Anh toàn diện “4 kỹ năng ngôn ngữ” cho người bận rộn.
Với mô hình “Lớp Học Nén” độc quyền:
⭐ Tăng hơn 20 lần chạm “điểm kiến thức”, giúp hiểu sâu và nhớ lâu hơn gấp 5 lần.
⭐ Tăng khả năng tiếp thu và tập trung qua các bài học cô đọng 3 – 5 phút.
⭐ Rút ngắn gần 400 giờ học lý thuyết, tăng hơn 200 giờ thực hành.
⭐ Hơn 10.000 hoạt động cải thiện 4 kỹ năng ngoại ngữ theo giáo trình chuẩn Quốc tế từ National Geographic Learning và Macmillan Education.
Đặt mục tiêu thiết thực gắn với công việc và cuộc sống, không đơn giản thi để lấy bằng
Mục tiêu chính là động lực và định hướng hành động cho bạn. Vì thế, bạn nên sáng suốt lựa chọn mục tiêu khi học tiếng Anh của mình. Ngôn ngữ không chỉ là bằng cấp, mà còn là kỹ năng để bạn vận dụng vào cuộc sống. Nếu bạn nghĩ “Học để thi TOEIC” và chỉ dừng lại ở đó, thì kỹ năng tiếng Anh mà bạn có được cũng là một tờ giấy A4 chứng nhận được XXX/990 mà thôi. Nhưng nếu bạn đặt mục tiêu rằng, “Mình muốn học tiếng Anh để kết bạn và tìm người yêu người nước ngoài” thì chắc chắn thái độ và sự kiên trì khi học tiếng Anh của bạn cũng tiến bộ và nghiêm túc hơn hẳn. Trên thực tế, có rất nhiều người thi được bằng này cấp kia nhưng không thực sự tự tin sử dụng tiếng Anh thành thạo trong công việc và cuộc sống.
Vậy mục tiêu của bạn là gì? Viết rõ ràng lên giấy và bắt đầu thực hiện ngay hôm nay nhé!
Xem thêm:
- Tổng hợp các website giúp học tiếng Anh chuyên ngành Kiến trúc
- Từ vựng cơ bản cần biết trong tiếng Anh chuyên ngành Kiến trúc
2/ Những lỗi tư duy sai mà thường gặp khi học tiếng Anh chuyên ngành Kiến trúc
Học tiếng Anh đối phó tại trường Đại học
Tại Việt Nam, những trường Đại học danh tiếng về ngành này như Kiến trúc, Bách khoa, Xây dựng,… luôn là cái nôi của những kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ thuật viên giỏi giang. Việc lấy được tấm bằng kỹ thuật thực sự rất gian nan và đòi hỏi nhiều nỗ lực, cũng như kiến thức chuyên môn cao. Tuy nhiên, khoảng 70% sinh viên tốt nghiệp ra trường thừa nhận rằng, khi còn học Đại học, họ chưa nghiêm túc đầu tư đến luyện tiếng Anh.
Sau những giờ học chuyên môn, các tiết tiếng Anh trở nên căng thẳng và mệt mỏi. Họ sinh ra tâm lý học đối phó, chỉ cần X điểm là sẽ qua môn. Hành động “học đối phó” từ năm này qua năm khác dẫn đến việc mất gốc tiếng Anh chuyên ngành, khiến tiếng Anh trở thành một kỹ năng đáng sợ mà không phải ai cũng có khả năng chinh phục.
Học tiếng Anh chỉ để lấy bằng TOEIC – IELTS
Thị trường lao động ngành Kiến trúc luôn rất coi trọng nhân tài, đặc biệt là những người vừa có chuyên môn tốt, vừa có khả năng tiếng Anh thành thạo. Phần lớn các công ty hiện nay đều yêu cầu nhân viên phải có trình độ tiếng Anh nhất định. Với sinh viên vừa tốt nghiệp ngành kỹ thuật, khi ra trường và bắt đầu những công việc đầu tiên, họ bị “ngợp” bởi yêu cầu ngoại ngữ gắt gao. Họ lao đầu đi học, bỏ hàng chục triệu đồng đến các trung tâm nhưng kết quả không được như kỳ vọng. Họ biết một số mẹo, học gạo để thi lấy chứng chỉ nhưng nhiều vấn đề trong tiếng Anh lại không hiểu đến tận gốc.
Tâm lý “học mãi không thành tài”, “tiền mất tật mang”,… càng làm nghiêm trọng thêm nỗi sợ tiếng Anh trong họ. Vì thế, không ít người đã thi chứng chỉ nọ, bằng cấp kia nhưng vẫn không thể sử dụng tiếng Anh chuyên ngành Kiến trúc thành thạo.
Suy nghĩ “Học tiếng Anh khó lắm, không học được đâu”
Trong bất kỳ việc gì, dù vấn đề có dễ hay khó, quan điểm và tư duy khi thực hiện là mấu chốt quyết định thành công. Cũng giống như việc học tiếng Anh, tư duy “Tiếng Anh khó lắm, không học được đâu” đã ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều người làm mảng kỹ thuật, kiến trúc. Ngoài ra, ta cũng dễ thấy những niềm tin sai lệch khác như:
“Chỉ ai có năng khiếu mới giỏi ngoại ngữ”
“Ra trường rồi mới học ngoại ngữ là quá muộn”
“Giỏi như người này, người kia học mãi còn không xong, huống gì là mình”
Chưa thực sự nghiêm túc học nhưng có rất nhiều người đã tự “khóa tư duy” của mình như vậy ngay từ ban đầu. Do sự nản chí đó, bạn hoàn toàn để cảm xúc tiêu cực chi phối, dẫn đến việc học mãi không vào, “nỗi đau” mang tên tiếng Anh ngày càng nặng nề.
Việc học tiếng Anh cần rất nhiều nỗ lực, kiên trì, bền bỉ và niềm vui, đặc biệt với tiếng Anh chuyên ngành Kiến trúc. Để đạt được những mục tiêu của mình, bạn hãy thử cố gắng mỗi ngày từng chút một. Sau một khoảng thời gian kiên trì, từ 3 – 6 tháng, bạn sẽ nhận được thành quả ngay thôi.
Tìm hiểu công thức làm chủ Tiếng Anh chỉ với 30 phút mỗi ngày cùng giảng viên 100% Âu – Úc – Mỹ tại đây!
TOPICA NativeX – Học tiếng Anh toàn diện “4 kỹ năng ngôn ngữ” cho người bận rộn.
Với mô hình “Lớp Học Nén” độc quyền:
⭐ Tăng hơn 20 lần chạm “điểm kiến thức”, giúp hiểu sâu và nhớ lâu hơn gấp 5 lần.
⭐ Tăng khả năng tiếp thu và tập trung qua các bài học cô đọng 3 – 5 phút.
⭐ Rút ngắn gần 400 giờ học lý thuyết, tăng hơn 200 giờ thực hành.
⭐ Hơn 10.000 hoạt động cải thiện 4 kỹ năng ngoại ngữ theo giáo trình chuẩn Quốc tế từ National Geographic Learning và Macmillan Education.