Cẩm nang học Anh văn giao tiếp hiệu quả từ cơ bản đến nâng cao
Hiện nay, Anh văn giao tiếp là kỹ năng được đánh giá là kém nhất của người học anh văn. Vì vậy nhu cầu học anh văn giao tiếp hiệu quả đang rất được chú trọng. Nhưng bạn có chắc mình đang có một lộ trình học chính xác và phù hợp? TOPICA Native xin chia sẻ với bạn mọi thứ về cách học anh văn giao tiếp hiệu quả từ cơ bản đến nâng cao.
Xem thêm:
- Bí quyết học từ vựng Anh văn giao tiếp hiệu quả
- Giao tiếp tiếng Anh: 35 chủ đề giao tiếp tiếng anh hằng ngày
1. Rèn luyện kỹ năng nghe, phân tích thông tin
Trước khi muốn giao tiếp anh văn thành thạo, bạn phải nghe được và nắm bắt thông tin chính xác. Để rèn luyện kỹ năng nghe, bạn phải luyện tập thường xuyên trong 1 thời gian dài.
Khi lựa chọn các kênh để luyện tập khả năng nghe bạn nên chú trọng lựa chọn phù hợp với năng lực của bản thân. Nếu quá dễ hay quá khó sẽ khiến bạn cảm thấy nhàm chán, nhanh nản và mất thời gian của bạn.
Ngày nào bạn cũng nghe các tài liệu Anh văn tràn lan không có nghĩa khả năng nghe của bạn sẽ cải thiện nhanh chóng. Thực tế là mức độ hiểu và sự cố gắng xử lý thông tin của bạn mới mang lại hiệu quả chứ không phải thời gian.
Sau đây là cách lựa chọn tài liệu cho những bạn có trình độ nghe, hiểu còn kém:
- Bắt đầu từ các mẩu truyện, đoạn hội thoại ngắn với các chủ đề đơn giản, tốc độ đọc vừa phải và cách phát âm chuẩn, rõ ràng.
- Sau đó, nâng lên dần lên các mẫu hội thoại dài hơn, có thêm những từ chuyên ngành, ít sử dụng.
Còn đối với những bạn đã có kỹ năng nghe tạm ổn thì sẽ dễ hơn.
- Bạn có thể bắt đầu với tài liệu có những từ ngữ chuyên sâu, một số từ bạn không nghe được nhưng vẫn nắm bắt được nội dung chính
- Tập nghe các giọng đọc khác ngoài Anh – Anh như giọng Anh Mỹ, Trung, Hàn, Nhật, Ấn,…
- Tiếp theo là các tài liệu có tốc độ nhanh như các bài diễn thuyết.
- Cuối cùng là những tài liệu dài, yêu cầu độ tập trung cao ví dụ như những bộ phim.
Để tiết kiệm thời gian, bạn nên kết hợp học kỹ năng nghe và học từ vựng Anh văn giao tiếp. Sau mỗi bài nghe thì ghi chép lại những từ bạn đã bỏ lỡ hay chưa nghe được.
2. Tăng vốn từ vựng Anh văn giao tiếp của bản thân
Khi có lượng từ vựng phong phú thì đoạn hội thoại của bạn sẽ trở nên thú vị hơn. Để tránh việc bạn phải học tràn lan nhiều từ mới mà không có sự liên quan khiến bạn khó nhớ, dễ quên. Cách tốt nhất để xây dựng được kho từ vựng phong phú đó là học qua ngữ cảnh.
Thay vì mỗi ngày bạn phải học thuộc lòng 10-15 từ vựng theo chủ đề, thì bạn nên học qua việc đọc sách báo tiếng Anh, nghe nhạc Âu Mỹ hay thậm chí trong phim. Khi tiếp xúc từ mới trong một hoàn cảnh hay có tình huống cụ thể, bạn sẽ cảm thấy không nhàm chán và ghi nhớ lâu hơn.
3. Luyện nói Anh văn trôi chảy
3.1 Tập thói quen tư duy mọi thứ bằng tiếng Anh
Đây là bước mọi người thường xem nhẹ tuy nhiên nó giúp cho việc giao tiếp dễ dàng hơn khi những câu nói của bạn đã trở thành phản xạ có hệ thống. Khi giao tiếp, não bạn phải thực hiện 3 công đoạn là: chuyển thông tin nghe được thành tiếng Việt, suy nghĩ thông tin phản hồi và chuyển thông tin phản hồi thành tiếng Anh. Nên việc suy nghĩ mọi thứ bằng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày sẽ giúp khả năng xử lý thông tin của bạn nhanh hơn, có thể bỏ qua bước chuyển thông tin giữa 2 ngôn ngữ.
Hãy bắt đầu từ những sự việc, đồ vật xung quanh bằng những câu đơn giản và ngắn gọn. Ví dụ: hôm nay bạn dậy trễ, thay vì dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh thì bạn nói luôn: I’ll be late for school.
Khi đã quen bạn có thể thử sức với những câu dài và phức tạp hơn.
3.2 Luyện nói một mình hay nói trước gương
Với những bạn còn đang e ngại việc giao tiếp thì đây là bước không thể bỏ qua. Cách này sẽ giúp bạn thấy thoải mái và tăng sự tự tin khi giao tiếp cho bạn.
Khi nói trước gương, bạn cũng sẽ thấy được khẩu hình miệng của mình và sửa những lỗi phát âm cho chuẩn xác nhất.
3.3 Thực hành giao tiếp Anh văn qua mẫu hội thoại
Lúc này, bạn nên tìm một người nữa cùng luyện tập đối thoại qua lại với nhau. Bước này bạn nên cố gắng phản xạ hồi đáp càng nhanh càng tốt. Vì mục đích của đối thoại là truyền đạt ý bạn muốn nói rõ ràng, mạch lạc, nghe và xử lý thông tin nhanh.
Càng về sau, khi đã quen, bạn hãy cố gắng trả lời dài hơn hay phản biện, hỏi lại người đối diện.
3.4 Tập kể một câu chuyện hay thuyết trình một vấn đề
Giao tiếp không chỉ là những cuộc đối thoại mà đôi khi bạn còn phải kể những câu chuyện hay diễn thuyết về vấn đề của bạn. Vậy nên kỹ năng để có thể thuyết trình hay kể một câu chuyện hay cũng rất quan trọng.
Khi ghi nhớ và kể lại một câu chuyện bằng Anh văn sẽ giúp bạn rèn luyện cách nối những câu dài và liền mạch. Đừng quên rằng phải luôn tư duy khi kể hay thuyết trình. Nếu bạn chỉ học thuộc lòng sau đó đọc lên thì bài nói sẽ rất khô khan và nhàm chán. Hãy nói theo cách diễn đạt của bạn, tập trung và sự trôi chảy hơn sự chính xác.
3.5 Thực hành trực tiếp giao tiếp Anh văn với người bản xứ
Cuối cùng, mục đích chính của chúng ta khi học anh văn giao tiếp vẫn là nói chuyện được với người nước ngoài, phục vụ cho công việc và cuộc sống hàng ngày.
Khi nói chuyện với người nước ngoài, bạn phải nghe rất nhiều giọng điệu khác nhau. Nên kỹ năng nghe của bạn sẽ rất nhanh được cải thiện.
Đặc biệt, khi nói chuyện với người nước ngoài chỉ có thể sử dụng Anh văn giao tiếp. Vì vậy, trong hoàn cảnh này bạn sẽ vận dụng hết vốn từ của mình để tìm những từ đồng nghĩa, cách diễn đạt để đối phương hiểu. Từ đó giúp bạn vận dụng được hết kiến thức đã học, dần dần sẽ tăng khả năng chọn lọc ý của bạn.
4. Một số yếu tố khác giúp bạn tự học anh văn giao tiếp thành công
Ngoài 3 yếu tố chính: từ vựng, ngữ pháp, phát âm là không thể thiếu trong học anh văn giao tiếp. Bạn cũng nên để ý đến một số yếu tố sau khi muốn tự học giao tiếp hiệu quả.
4.1 Vượt qua nỗi sợ giao tiếp
Do chương trình học khiến cho 12 năm học Anh văn chỉ tập trung vào những cấu trúc ngữ pháp mà không rèn luyện kỹ năng nói. Nên khiến cho tình trạng chung của nhiều bạn trẻ ngày nay là rất ít chủ động giao tiếp vì ngại. Đây là 1 thói quen rất xấu, bạn phải tìm cách khắc phục khi muốn học được anh văn giao tiếp thành thạo.
4.2 Học kết hợp với thực hành
Học là phải vận dụng thì mới có thể nhớ được. Nếu như bạn học được một từ vựng có cách dùng hay nhưng không luyện phát âm, đặt vào tình huống thì công sức ghi nhớ của bạn cũng thành không.
Bạn đừng vội học nhiều mà hãy luyện tập những gì mình đang có một cách nhuần nhuyễn. Nên học vừa đủ để có thể vận dụng thành thạo hơn là bạn ôm quá nhiều nhưng khi giao tiếp lại không biết dùng thế nào cho hợp lý, trôi chảy.
4.3 Duy trì thói quen luyện tập đều đặn mỗi ngày
Đừng quá áp lực việc bạn phải nghe giỏi Anh văn ngay lập tức bởi đó không phải là chuyện ngày một ngày hai. Nên việc xác định ngay từ đầu bạn phải dành ra 1 quỹ thời gian nhất định trong ngày để luyện tập là rất quan trọng. Đừng để bất kỳ lý do nào làm gián đoạn việc học anh văn giao tiếp của bạn nhé.
Để học Anh văn giao tiếp một cách hiệu quả. Các bạn hãy tìm hiểu và học theo phương pháp học tập của TOPICA Native.
TOPICA Native áp dụng phương pháp học PIALE bao gồm:
Tập nói thử – giáo viên chỉnh sửa – nhận xét theo cá nhân – bổ sung kiến thức yếu – kiểm tra đánh giá.
Với lộ trình học tập được xây dựng riêng cho từng cá nhân, trình độ giúp người học tiến bộ nhanh chóng trong quá trình học tập. Kiến thức được hình ảnh hóa kích thích tư duy giúp người học chủ động ghi nhớ, hiểu và nắm vựng kiến thức mới. Cuối mỗi buổi học, bạn sẽ được giảng viên đánh giá những phần còn yếu trong quá trình học và được hướng dẫn sử dụng phần mềm tương ứng để hỗ trợ thêm cho từng cá nhân. Bạn có thể tìm hiểu phương pháp này thông qua nút đăng ký bên dưới, đồng thời nếu thấy bài viết thú vị thì nhớ chia sẻ cho bạn bè mình cùng biết nhé.
TOPICA Native chúc bạn lựa chọn được cho mình lộ trình học anh văn giao tiếp hiệu quả, phù hợp với bản thân.